Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Tạo xung lực phát triển

Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng bán ra với giá cao nhất. Mục tiêu này cũng đang được các ngành, địa phương và các doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh, với kỳ vọng tạo được sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.

Mô hình tưới nhỏ giọt

Những mô hình tiên phong

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là xu hướng, mà còn là tính cấp thiết, buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và thậm chí người nông dân phải tiếp cận để thích nghi. Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực quan trọng này đang dần cho thấy nhiều tiềm năng, lợi thế.

Với công nghệ tưới nhỏ giọt này, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây; phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên dưa phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc. Các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất. Qua đó, thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp và giảm bớt sức lao động. Ứng dụng KHKT vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp đã bắt đầu hiện diện ở một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Đây là những tín hiệu khả quan, bước đầu khẳng định tiềm năng, hiệu quả của chuyển đổi số đối với lĩnh vực quan trọng.

Đồng bộ giải pháp hỗ trợ, khích lệ

Nhận định rõ vai trò của chuyển đổi số, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hơi cho từng ngành, lĩnh vực. Bắt nhịp kịp thời xu hướng này, cùng với sự chủ động từ phía người dân, doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong tỉnh cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cho khu vực nông nghiệp, với mục tiêu đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản địa phương.

Cho xây dựng chương trình hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, phối hợp tuyên truyền, tập huấn, trang bị các kỹ năng cơ bản, năng lực thực hành giúp nông dân hiểu được vai trò và sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ kết nối nông dân với doanh nghiệp có nền tảng chuyển đổi để lựa chọn những giải pháp, ứng dụng phù hợp trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản…

Bên cạnh đó là việc giới thiệu và vận động nông dân ứng dụng các mô hình chuyển đổi số, nhằm cải thiện phương thức kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm khơi dậy tính chủ động của các thành phần tham gia sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi số. Hỗ trợ và thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất cùng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh như quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, thực hiện thương mại điện tử… và ứng dụng công nghệ số trong nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản.

Nguồn:

https://baoquangninh.com.vn/