Bắc Kạn: Nghệ nếp vàng – Hỗ trợ lao động miền cao thoát nghèo bền vững

Bắc Kạn đẩy mạnh khai thác cây nghệ

Là giống cây trồng phù hợp điều kiện đất đai và thổ nhưỡng địa phương, những năm qua, cây nghệ nếp vàng được tỉnh Bắc Kạn khuyến khích người dân khai thác trở thành mặt hàng nông sản chủ lực.

Bắc Kạn là địa phương giàu tiềm năng phát triển song vẫn gặp khó khăn trong khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu dồi dào. 

Theo Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025, Bắc Kạn nằm trong danh sách là một trong những địa phương nghèo nhất nước ta. 

Mặc dù nổi tiếng với nhiều danh lam, thắng cảnh thu hút phát triển du lịch cũng như giàu tài nguyên, khoáng sản mang đậm bản sắc văn hóa miền núi phía bắc, song Bắc Kạn vẫn gặp khó khăn trong khai thác nguồn lợi thiên nhiên sẵn có; quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, khắc phục tình trạng chênh lệch giàu nghèo, cải thiện thu nhập cho người dân miền cao và đồng bào dân tộc còn hạn chế.

Cây nghệ vàng – dược liệu thiên nhiên quý tại một số tỉnh miền núi phía Bắc 


Nắm bắt được phương hướng, chủ trương của tỉnh về việc xây dựng, phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tối ưu hoá diện tích canh tác qua việc lựa chọn tập trung giống cây trồng mang chuỗi giá trị cao trở thành mũi nhọn kinh tế trọng điểm, phục vụ nhu cầu người Việt và xuất khẩu quốc tế,… nhiều doanh nghiệp địa phương đã quan tâm, lựa chọn giống cây trồng phù hợp để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, nghệ nếp vàng, giống cây trồng sinh trưởng tốt, phù hợp điều kiện đất đai và thổ nhưỡng địa phương, đã được tỉnh Bắc Kạn khuyến khích người dân khai thác trở thành mặt hàng nông sản chủ lực.

Các sản phẩm từ nghệ của doanh nghiệp nhận đánh giá OCOP 4 sao từ hội đồng thẩm định UBND tỉnh Bắc Kạn. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT), năm 2020, tổng diện tích trồng nghệ Bắc Kạn là 200ha với sản lượng ước tính khoảng 4.600 tấn. Đến năm 2021, vùng nguyên liệu địa phương đạt 250ha và sản lượng nghệ xấp xỉ 5.000 tấn. Có thể kể đến những mặt hàng nổi bật chế biến từ nghệ như: Vicumax Limited Nano Curcumin (Công ty Cổ Phần Curcumin Bắc Hà Bắc Kạn); Sản phẩm tinh bột nghệ nếp đỏ, nghệ nếp đen Bắc Kạn (HTX nông nghiệp Tân Thành); Trịnh Năng cucurmin (Công ty TNHH Nhiệt Công nghiệp HTL),… 

Nâng tầm thương hiệu cây nghệ Bắc Kạn

Bà Nguyễn Thị Duyên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Công nghệ Dược liệu Bắc Hà (BAC HA NANOTECH PHARMA JSC) cho biết, từ năm 2014, khi nhận ra giống nghệ vàng bản địa Bắc Kạn chứa nhiều Curcumin – hợp chất giúp tăng cường đề kháng cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày, làm đẹp da,… Công ty Cổ Phần Công nghệ Dược liệu Bắc Hà (đơn vị đầu tiên của Tỉnh đạt “Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”) bắt đầu tận dụng nguồn nguyên liệu từ cây nghệ để khai thác, khẳng định thương hiệu và nâng tầm sản vật địa phương. 

Quy trình nghiên cứu, sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại từ Công ty CP Công nghệ Dược liệu Bắc Hà. 

Nhờ áp dụng nghiên cứu, sản xuất nghệ theo dây chuyền công nghệ Nano hiện đại, đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế và ISO 22000:2015; 9001:2018; Chứng nhận Halal, đồng thời là vùng đầu tiên của Tỉnh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái nghệ), công ty đã thành công ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào chế biến sản phẩm, giúp nông dân trồng nghệ ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập hằng tháng, hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
 

Lao động làm việc tại các vùng trồng nghệ nguyên liệu. 

Hiện nay, tất cả sản phẩm, chế phẩm từ nghệ của Công ty Cổ Phần Công nghệ Dược liệu Bắc Hà đều đạt công nhận OCOP 4 sao (năm 2018), qua đó giúp doanh nghiệp củng cố uy tín, thương hiệu, duy trì nguồn kinh phí, đảm bảo lượng lao động làm việc tại các xưởng sản xuất, chế biến nghệ. Hầu hết nhân công đều là đồng bào dân tộc thiểu số, bà con thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo trên địa bàn. “Những sản phẩm chiết xuất từ củ nghệ vàng vùng núi Bắc Kạn nói chung và Công ty Cổ Phần Công nghệ Dược liệu Bắc Hà nói riêng khi đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Trong năm qua, doanh thu công ty không ngừng tăng, báo cáo doanh số cuối năm 2021 cũng ghi nhận đã cao gấp đôi 2020.”, bà Duyên tiết lộ. 

Sản phẩm từ nghệ của doanh nghiệp tham gia các chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh đã nhận được sự quan tâm của lãn đạo Đảng và Nhà nước
Gian hàng trưng bày sản phẩm từ củ nghệ

Bên cạnh thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ nghệ Vicumax Nano Curcumin, vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn cũng lập hồ sơ gửi đến Bộ NN & PTNT nhằm đề xuất đánh giá Bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax Mật ong Nano Curcumin, Vicumax Nano Curcumin dạng bột và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax Limited Nano Curcumin là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia. 

Ngoài mục tiêu thăng hạng và phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu về lĩnh vực sản xuất, cung ứng nông sản dược liệu tại Việt Nam, Công ty Cổ Phần Công nghệ Dược liệu Bắc Hà cho biết sẽ tiếp tục cải mở rộng diện tích nhà xưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất nghệ vàng. Đồng thời, hưởng ứng định hướng chung của tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, doanh nghiệp cam kết phối hợp với các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đồng hành cùng người nông dân, đặc biệt là bà con lao động miền cao tham gia phục hồi, phát triển kinh tế khu vực, hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

NGUỒN:

Theo OCOP Việt Nam – Nhật Huy