Khát vọng đưa Chè Shan tuyết Suối Giàng đến với bạn bè thế giới

Khát vọng nâng tầm Chè Shan tuyết suối Giàng 

Sinh ra ở thủ đô Hà Nội, trước khi chọn Chè Shan tuyến Suối Giàng để theo đuổi đam mê, anh Đào Đức Hiếu từng là chuyên gia Marketing thương hiệu, một kiến trúc sư có tiếng ở Hà Nội. 

Anh Đào Đức Hiếu – Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng  đang lựa chọn chè Shan tuyết để chế biến.

Sau gần 5 năm lập nghiệp Suối Giàng, giờ đây anh được đồng bào tin tưởng, yêu quý và thường gọi thân mật là A Hiếu. Không yêu quý sao được, khi ông Hiếu là tác giả sáng lập nên “Không gian văn hóa trà Suối Giàng” và hệ thống homestay đón 100 – 120 người/ngày cùng “Ngôi làng hạnh phúc” với mong muốn phát triển giá trị của Chè Shan tuyến Suối Giàng gắn với xuất khẩu, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu  nhập cho người dân bản địa.

Học trà tại 12 nước trên thế giới, tìm tòi và nghiên cứu hơn 15 năm miệt mài, khoác ba lô đi đến tất cả gần 10 vùng trà cổ thụ tại Việt Nam. Anh Hiếu dừng chân tại Suối Giàng – đỉnh núi mờ sương. Nơi mệnh danh là thuỷ tổ của Chè Shan tuyết cổ thụ để bắt đầu con đường mamg trà Việt đi xa hơn. 

Theo thống kê, huyện Văn Chấn hiện có khoảng 423 ha Chè Shan tuyết. Chè Shan Tuyết được trồng ở độ cao từ 1.000 – 1.300 m so với mặt nước biển, nơi có độ ẩm cao, thời tiết mát mẻ quanh năm. Cây mọc cách khoảng, cứ vài mét lại có một gốc mốc trắng. Cây cổ thụ nhất hơn 300 tuổi, cây non nhất cũng trên 100 năm. Chè Shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước suối Giàng nên xanh tốt quanh năm, mà không cần phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Cây sinh trưởng tự nhiên giữa vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ. Búp non có hương vị chát dịu, sau có vị ngọt đậm đà và hương thơm khó quên. 

Nhận thấy tiềm năng phát triển trà và du lịch tại mảnh đất nơi đây, anh Hiếu đã mạnh dạn đầu tư một không gian văn hóa trà Suối Giàng đầy sáng tạo, trở thành nơi các trà nhân pha những ấm trà shan tuyết thơm ngon một cách tỉ mỉ, thận trọng như một nghệ nhân say mê với tác phẩm của mình.

Giấy chứng nhận OCOP 4 sao cho sản phẩm Đại Lão Vương Trà – Bạch Trà Suối Giàng

Anh Hiếu chia sẻ đầy tự hào: “Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp đầu bảng trong các loại chè và được gọi là chè “năm cực”: “cực khổ” – khi trồng và thu hái; “cực sạch” – do điều kiện khí hậu tự nhiên hoang dã ; “cực hiếm” – sản lượng ít; “cực ngon” – có hương thơm, vị đậm và “cực đắt”.

Đến thương hiệu SUGI TEA  và các sản phẩm Chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn OCOP

Năm 2019, Hợp tác xã Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng được thành lập với mục tiêu gắn kết các hộ đồng bào Mông, bảo tồn phát triển Chè Shan tuyết cổ thụ và bảo tồn văn hóa bản địa; kết hợp sản xuất kinh doanh chè với phát triển du lịch. Hoạt động của HTX đã gắn kết các hộ cùng sản xuất theo quy trình, đưa sản phẩm Chè Shan tuyết Suối Giàng lần lượt đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Cây chè cổ Shan tuyết Suối Giàng

Anh Đào Đức Hiếu Giám đốc HTX Hệ sinh thái du lịch Suối Giàng cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng, những cây chè ở đây rất có giá trị mà chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy, chúng tôi đã thành lập HTX để giúp bảo tồn phát huy giá trị của sản phẩm Chè Shan tuyết, giúp đời sống đồng bào Mông được nâng cao. Hiện, chúng tôi đang có 4 sản phẩm chất lượng cao chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới là Diệp Trà, Bạch Trà, Hoàng Trà và Hồng Trà”. 

Sugi Tea ra đời từ năm 1973, tự hào là một sản phẩm mang đậm bản sắc của Suối Giàng, với mong muốn đưa sản phẩm Chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng ra thế giới. Hiện nay, anh Hiếu cũng tham các lớp đào tạo bán hàng online, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá các sản phẩm Chè Shan tuyết Suối Giàng gắn với thương hiệu Sugi Tea trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Anh cũng đang có kế hoạch đưa sản phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử quốc tế như: Amazon.com hay Alibaba.com. 

Tin rằng, bằng khát khao, niềm đam mê trà, sự nỗ lực từng ngày anh Đào Đức Hiếu sẽ đưa trà Shan tuyết Suối Giàng ra thế giới, nâng tầm và làm rạng danh chè Việt .

NGUỒN:

Theo OCOP Việt Nam – Lương Văn Tuân