RƯỢU VĨNH CỬU VĨNH THẠNH- BÌNH ĐỊNH – KỲ VỌNG CỦA MỘT SẢN PHẨM OCOP

Làng Vĩnh Cửu Vĩnh Hiệp hiện còn 42 hộ nấu rượu, những người lớn tuổi trong làng cũng không thể biết nghề nấu rượu ở làng có từ bào giờ. Nhưng có một điều mà họ chắc chắn đó là từ xưa nghề nấu rượu đã có.

Sở dĩ rượu Vĩnh Cửu ngon hơn nơi khác theo người dân là nhờ là nhờ nguồn nước của dòng sông Côn đã góp phần làm nên thương hiệu độc đáo của rượu Vĩnh Cửu. Bên cạnh nguồn nước thì rượu Vĩnh Cửu vẫn có những có những điểm khá đặc biệt, cách nấu rượu Vĩnh Cửu chủ yếu mang tính gia truyền.

Công đoạn đầu tiên là nấu cơm rồi giở ra cho cơm nguội bớt sau đó bóp rời để cho cơm thật nguội trộn với men, ủ hỗn hợp cơm vào men này trong thùng ba đêm sau đó đổ nước vào thùng ủ thêm ba đêm nữa mới bắt đầu nấu. Cơm rượu không làm bằng nếp dẻo mà người làng Vĩnh Cửu hay sử dụng gạo lứt có lẽ bằng những cách thức gia truyền mà rượu Vĩnh Cửu lại mang hương vị đặc trưng.

Là 1 trong 42 hộ nấu rượu còn lại trong làng bếp lửa nhà bà Nguyễn Thị Huệ vẫn luôn đỏ lửa để duy trì cái nghề, trung bình mỗi ngày bà nấu năm bếp mỗi bếp bà dùng 10kg gạo và cho ra thành phẩm 5 lít rượu. Duy trì chất lượng rượu ổn định là tiêu chí hàng đầu của các hộ nấu rượu trong làng, vì hầu như ai cũng xác định đây là sản phẩm truyền thống của làng, việc gìn giữ là trách nhiệm chung của người dân Vĩnh Hiệp.

Đóng chai rượu Vĩnh Cửu

Xác định làng rượu Vĩnh Cửu cũng đang phải đối mặt với khó khăn nhất là vấn đề thị trường, do đó thời gian qua UBND Huyện Vĩnh Thạnh đã xúc tiến các bước đưa rượu Vĩnh Cửu trở thành sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện thành lập hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tổng hợp Vĩnh Hiệp. Theo khảo sát, hiện trung bình làng cung ứng khoảng từ 10 đến 20 nghìn lít 1 năm, tuy nhiên có thể năng lên được từ 20 đến 30 nghìn lít 1 năm. Nguồn cung đảm bảo vấn đề là thị trường, do đó việc thành lập hợp tác xã cũng được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy thị trường cho làng.

Từng 1 thời bếp của người làm luôn đỏ lửa, cứ 10 hộ trong làng thì có đến 8 hộ nấu rượu. Giờ đây số hộ theo nghề không còn là bao, với những giải pháp mà huyện Vĩnh Thạnh đang triển khai cùng với sự nỗ lực của người dân trong tương lai bếp rượu lại tiếp tục đỏ lửa và người làng có thể sống được với nghề.