Thời của nông nghiệp 4.0: Đổi chất, tăng lượng

Nền tảng cho hệ sinh thái nông nghiệp số

Kế hoạch chuyển đổi số đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp, người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Điều này sẽ giúp quản lý, giám sát nguồn gốc, hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số, nhằm khuyến khích các hộ, hợp tác xã tham gia vào ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Hệ sinh thái nông nghiệp số là một không gian số phản ảnh đầy đủ các đối tượng và mối quan hệ của các đối tượng trong ngành nông nghiệp trên không gian số thông qua phép ánh xạ từ miền thực sang miền số; tận dụng sức mạnh số để giải quyết các vấn đề đang tồn tại và các dịch vụ nông nghiệp mới xanh và bền vững hơn.

Để phát huy vai trò dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi số, bên cạnh các hệ sinh thái Chính phủ số, y tế số, giáo dục số…, trong những năm qua VNPT đã và đang xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số, với trọng tâm là các nền tảng số như nền tảng truyền dẫn 5G, nền tảng internet vạn vật (IoT), nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng chuỗi cung ứng…

Trước hết phải nói đến việc tích hợp mạng 5G thử nghiệm thành công vào cấu trúc mạng hiện hữu, VNPT đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật, công nghệ và cấu trúc mạng lưới cho việc triển khai mạng 5G thương mại. Bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng tốc độ vượt trội của 5G trong các lĩnh vực giải trí, sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… thì các chuyên gia công nghệ cũng đánh giá khả năng khai thác 5G để phục vụ nhu cầu internet của các hộ gia đình thay thế hệ thống cáp quang. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ-từng bước đưa internet đến vùng sâu vùng xa, khu vực khó khăn, góp phần tạo dựng nền tảng để thực hiện chuyển đổi số đến thôn, xóm, làng bản ở các vùng miền; nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi mà các thiết bị IoT được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ sản xuất cũng như giám sát, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho cây, con phát triển.

Vận chuyển chuối bằng hệ thống ròng rọc

Nông trại IoT

Nhờ ứng dụng công nghệ IoT và đưa phân bón nano silic vào sản xuất, quá trình sản xuất đã giảm cả về lượng phân, nước tưới và sức lao động… nhưng lại cho sản phẩm chất lượng tốt. “Dữ liệu do các cảm biến toàn bộ khu vườn sẽ được thu thập, đưa về bộ xử lý tập trung để phân tích và đưa ra các lệnh điều khiển tại chỗ mà không cần chờ hệ thống máy chủ. Nhờ đó, giảm đáng kể thời gian trễ khi điều khiển các hệ thống tưới, điều hòa không khí, đóng-mở…”

Điểm thú vị, cơ chế này cho phép hệ thống vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi không có kết nối internet đến hệ thống máy chủ. Nhờ đó người nông dân vận có thể thao tác ngay tại các tủ điều khiển cũng như ngồi trên ô-tô sử dụng điện thoại di động để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định cần thiết mọi lúc, mọi nơi. Tất cả các quy trình từ làm phân, tưới nước tới chăm sóc “sức khỏe”, phát triển cây đều có máy tính ghi lại và thực hiện quản lý, vận hành trên smartphone.

Trước đây phải thuê nhiều nhân công, nhưng giờ chỉ cần 10 người đã có thể điều hành và làm được mọi việc từ xa, điều khiển toàn bộ nông trại. Công việc thu hoạch nông sản sau khi áp dụng hệ thống “công nghệ kép” cũng đạt hiệu quả bất ngờ khi năng suất tăng từ 130% trở lên và chất lượng sản phẩm sạch, an toàn vì không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo quản. Từ những thành công vượt trội của mô hình nông trại ứng dụng “công nghệ kép”, phong trào làm giàu với phương châm “hộ giúp hộ, dân giúp dân” từng bước được nhân rộng, đúng như tinh thần nghị quyết của địa phương đề ra.

Nguồn:

https://nhandan.vn/